Lịch sử bang giao Quan_hệ_Tòa_Thánh_–_Việt_Nam

Nền tảng ban đầu

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy là Tòa Thánh có liên lạc với Việt Nam từ thời Nhà Lê sơthế kỷ 16. Người ta cho rằng, triều vua Lê Thế Tông (15721599), Việt Nam đã bắt đầu có quan hệ với Tòa Thánh, nhưng chưa có một bằng chứng thuyết phục cho lập luận này. Một quốc thư bang giao đầu tiên của Nhà Lê gửi cho Toà Thánh còn được lưu trữ[6]. Nếu như, nếu Trịnh Tráng là người cho chấp bút lá thư này gửi Giáo hoàng Urbanô VIII thì lá thư đó phải được viết dưới thời vua Lê Thần Tông đang tại ngôi (1619-1643). Trịnh Tráng sau này lên kế vị cha là Trịnh Tùng trong khoảng thời gian 1623-1654.

Năm 1659, Giáo hoàng Alexanđê VI ra quyết định thành lập hai Hạt Đại diện Tông Tòa đầu tiên ở vùng lãnh thổ ngày nay thuộc Việt Nam: Hạt Đại diện Tông Tòa Đàng Trong (phía Nam sông Gianh, bao gồm hai đất nước Chiêm ThànhCampuchia) và Hạt Đại diện Tông Tòa Đàng Ngoài (phía Bắc sông Gianh, bao gồm gồm cả một số vùng thuộc miền Nam Trung Quốc). Hai mươi năm sau đó, Tòa thánh chia Hạt Đại diện Tông Tòa Đàng Ngoài thành Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài, chính thức giao quyền cho Hội Thừa sai Paris phụ trách. Năm năm sau khi phân tách Hạt Đại diện Tông Tòa Đàng Ngoài, Hạt Đại diện Tông Tòa Đàng Trong cũng được chia thành 2 Hạt đại diện Tông Tòa Bắc Đàng Trong và Nam Đàng Trong.[7]

Năm 1774, giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) trợ giúp Nguyễn Ánh lật đổ nhà Nguyễn Tây Sơn. Nguyễn Ánh cũng từng cử người này đi cầu viện Pháp và ủy quyền ký Hiệp ước Véc-xây giữa Pháp và nhà Nguyễn. Nửa thế kỷ sau đó, năm 1858, Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam và lợi dụng Công giáo phục vụ cho việc thống trị của mình. Song song với việc trên, Công giáo cũng câu kết với Pháp để phát triển truyền giáo. Nhận thấy những tác hại khi do tự do truyền đạo Công giáo, nhà Nguyễn ban hành các chỉ dụ cấm đạo. Sau nhiều chỉ dụ cấm truyền đạo, năm 1869 vua Tự Đức ra chỉ dụ bãi bỏ việc cấm đạo Công giáo.[7]

Lá thư này được viết bằng chữ Hán, nếu không có quá nhiều sai lệch thì có thể hiểu nội dung lá thư như sau: Triều đình Việt Nam thời đó đã đón nhận hai nhà truyền giáo tinh thông địa lý và dĩ nhiên hiểu nhiều về giáo lý Công giáo, chủ yếu là lòng tin-cậy-mến đối với Thiên Chúa và con người. Các nhà truyền giáo Dòng Tên thời đó muốn làm đẹp lòng các vua chúa Việt Nam, và chinh phục thiện cảm của cộng đoàn mình tiếp xúc, thường mang theo lễ vật dâng lên các vua chúa trước khi lo việc truyền đạo. Theo đối chiếu lịch sử, người ta hiểu rằng hai vị giáo sĩ truyền đạo lúc ấy chính là linh mục Alexandre de RhodesPedro Marquez. Nhưng về phía vua chúa đất Việt, việc buôn bán được xem là chính yếu và lễ vật giao dịch thường thấy lúc đó của Việt Nam là trầm hương, vải vóc và nhãn nhục.

Từ đầu thế kỷ đến năm 1945

Năm 1922, Thượng thư Bộ Lại Nguyễn Hữu Bài - thành viên thuộc phái đoàn vua Khải Định sang Pháp - đã đến Rôma yết kiến Giáo hoàng Piô XI để thỉnh cầu bổ nhiệm Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam và phong chức Giám mục cho các linh mục bản xứ. Vì thế, trong năm đó, Giáo hoàng Piô XI đã cử Giám mục Henri Lécroart - một giáo sĩ Dòng Tên là Giám mục giáo phận Chi Li (có tài liệu khác cho là giáo phận Thiên Tân, Trung Hoa) - làm Thanh tra Tông Tòa (tiếng Pháp: Visiteur Apostolique) đi quan sát tình hình các giáo phận ở Đông Dương, đặc biệt là về cách tổ chức các chủng viện và chương trình giáo dục. Đây chính là hoạt động đầu tiên của thời kỳ mà khu vực Đông Dương lập quan hệ với Tòa Thánh. Trong cuộc họp tại Phát Diệm với 11 Giám mục giáo phận từ ngày 4 đến 9 tháng 2 năm 1923 và tại Sài Gòn với 7 Giám mục giáo phận ngày 20 tháng 6 năm 1923, các Đại diện Tông Tòa ở vùng Đông Dương đã đề nghị Thánh Bộ Truyền giáo đổi tên các giáo phận theo tên các thành phố có đặt tòa Giám mục.

Ngày 20 tháng 5 năm 1925, Tòa thánh lập Tòa Khâm sứ Đông Dương đặt tại Phú Cam - Huế và cử Khâm sứ Tòa thánh đến Việt Nam. Năm 1933, lần đầu tiên có linh mục người Việt được truyền chức giám mục. Năm 1945, Tòa thánh bổ nhiệm thêm 4 giám mục người Việt.[7]

Từ 1945 - 1990

Theo Bộ ngoại giao Việt Nam, Tòa Thánh tỏ thái độ thù địch với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa chính thức khai sinh.[7] Tuy nhiên, các giám mục tiên khởi là người Việt, trong đó có bốn vị còn sống khi Việt Nam giành độc lập, đã viết một bức điện thư gửi đến Tòa Thánh, bày tỏ lòng yêu nước, kêu gọi sự ủng hộ chính quyền mới thành lập của nước Việt Nam. Người có sáng kiến này là Giám mục Tiên khởi Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng mời Giám mục Đa Minh Maria Hồ Ngọc Cẩn làm cố vấn chính phủ từ năm 1945 và Giám mục Tađêô Lê Hữu Từ từ năm 1946.[8]

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Giáo hội Công giáo hậu thuẫn hàng vạn giáo dân từ miền Bắc di cư vào Nam. Năm 1955, Tòa thánh rút Khâm sứ khỏi miền Bắc, dưới quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, đồng thời công nhận chính quyền Ngô Đình Diệm và quyết định thành lập Tòa Khâm sứ tại Sài Gòn năm 1959. Từ đầu những năm 60, Tòa Thánh thay đổi thái độ đối với chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.[7]

Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ra Sắc chỉ thiết lập hàng giáo phẩm Công giáo ở Việt Nam.[7]

Sau ngày Việt Nam thống nhất 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa yêu cầu Khâm sứ Tòa Thánh rời Việt Nam. Nhận được yêu cầu này, tháng 8 cùng năm, Khâm sứ Tòa thánh rời Sài Gòn, chấm dứt sự có mặt của đại diện Tòa thánh tại Việt Nam.[7]

Ngày 14 tháng 5 năm 1975, một nhóm linh mục và giáo dân gồm có linh mục Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh, Vương Đình Bích, Phan Khắc Từ... kéo đến tòa khâm sứ Sài Gòn để có những hành vi kích động đòi Tổng giám mục Henri Lemaitre từ chức vì họ cho rằng ông có trách nhiệm trong việc bổ nhiệm Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận vào nhiệm vụ tổng giám mục phó Sài Gòn. Tối ngày 3 tháng 6 năm 1975, họ trở lại lần nữa và ở lỳ qua đêm tại tòa khâm sứ.[cần dẫn nguồn]

Từ thời điểm đó cho đến thập niên 1980, quan hệ nhà nước Việt Nam với Toà Thánh Vatican thường xuyên xảy ra căng thẳng, có tính cách đối đầu hơn là xây dựng cảm thông hòa dịu. Có thể nguyên nhân sâu xa là các quan hệ và thái độ từ quá khứ: giữa Giáo hội Công giáo hoàn vũ với chủ nghĩa cộng sản và giữa thành phần Công giáo với lực lượng cộng sản trong Chiến tranh Đông DươngChiến tranh Việt Nam. Tới năm 1980, những đấu hiệu đầu tiên về tái thiết lập quan hệ bắt đầu xuất hiện khi Hội đồng Giám mục Việt Nam được thành lập gồm tất cả các giám mục giáo phận và ra Thư chung với phương châm “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào

Tháng 7 năm 1989, Tòa thánh cử Hồng y Roger Etchegaray thực hiện chuyến thăm mục vụ đầu tiên tại Việt Nam kể từ sau 1975.[7]

Tới năm 1990, Việt Nam và Tòa Thánh bắt đầu có những tiếp xúc đầu tiên, đặt nền móng cho những phát triển sau này.[9] Hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa hai bên được đẩy mạnh từ những năm 2000 và được Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher đánh giá là đang đi đúng hướng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quan_hệ_Tòa_Thánh_–_Việt_Nam http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2012/02/1202... http://www.vietcatholic.net/News/Html/109334.htm http://vietcatholicnews.net/News/html/224613.htm http://giaophandanang.org/articles/view/quan-he-ng... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/distorted-q... http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/the-four... http://thuvienhoasen.org/a21688/chua-bao-thien-o-h... http://vietcatholic.org/News/Home/Article/214322 http://www.vietcatholic.org/News/Html/50779.htm http://vietnamembassy-usa.org/vi/tin-tuc/2002/10/t...